5. Lưu ý cho các mẹ về dinh dưỡng mùa hè của bé
- Mùa hè, trẻ hay khát nước nên khi cho trẻ ăn cần chú ý nước uống, không nên cho trẻ uống nước mát để trong tủ lạnh, nước đá dễ bị viêm họng .
- Khi thời tiết trở nên nóng nực, bé thường nổi nhiều rôm sảy. Vì thế, bạn cần cho bé uống thêm các loại nước mát và bổ dưỡng, bé sẽ bớt nổi mụn, nổi mẩn trên da, đồng thời cơ thể của bé sẽ tăng sức đề kháng với các bệnh lý dễ xảy ra vào mùa nắng nóng.
- Không cho bé ăn nhiều kem hoặc kem còn đông cứng vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến bé mắc những bệnh về đường hô hấp.
- Mẹ cần chú ý những yếu tố về thời tiết vì nó ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho bé. Bé dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi, thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm, cũng như nước đá không tinh khiết.
- Khi cho bé ăn rau, các mẹ nên cho bé ăn cả nước và xác rau để có chất xơ.
- Thức ăn của bé cần tránh để ngoài nhiệt độ môi trường hơn 2 giờ bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
- Với bé đang trong thời kỳ ăn bột, cháo, mẹ ninh thịt, xương vẫn không đủ năng lượng cho bé vì chỉ có chất béo và ngọt hòa tan trong nước.
- Dinh dưỡng của một chén bột cao hơn một chén cháo.
- Không cho trẻ ăn những món chứa nhiều loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận, trẻ sẽ nhanh khát nước.
- Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.
- Nên đa dạng của các món ăn, thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bé sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
- Đối với trường hợp trẻ chán ăn, giảm ăn nghiêm trọng, thường hay bị bệnh thì ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng từ thức ăn, còn phải điều trị và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng thuốc nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh để bé tiếp xúc điều hòa quá lâu, điều đó làm giảm đi sức đề kháng của trẻ và khi ra ngoài bé có nguy cơ bị sốc nhiệt hoặc dễ ốm hơn những bé khác.