UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG MẦM NON NGUYỄN TUÂN
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Kính thưa các bậc phụ huynh thân mến. Trước tình hình biến đổi của khí hậu, thời tiết, mùa mưa thực sự đã đến, để giúp phụ huynh hiểu thêm về bệnh sốt xuất huyết cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và cách phòng tránh. Trường mầm non Nguyễn Tuân xin gửi đến quý phụ huynh một số thông tin tuyên truyền về cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Như chúng ta đã biết bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang bùng phát như hiện nay thì chúng ta phải làm gì để phòng dịch bệnh.
* Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn đốt và bệnh do Virut Zika hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy phòng chống muỗi đốt là biện pháp tốt nhất trong việc phòng bệnh cho trẻ.
* Dấu hiệu khi phát bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể là đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ thể, sốt, phát ban... Tùy theo từng chủng sốt xuất huyết, có chủng gây sốt cao nhưng cũng có chủng sốt nhẹ. Một số trẻ có tình trạng da đỏ xung huyết, kèm theo triệu chứng như đau bụng... Đến ngày thứ 3 xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu, da trẻ xuất hiện nốt phát ban. Một số tuýp ở Hà Nội vào có thể ảnh hưởng vào gan, ở ngày thứ 4-6, trẻ có dấu hiệu tăng men gan gây chán ăn, mệt mỏi, kèm theo giảm tiểu cầu khiến chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi ngoài phân đen...
* Biện pháp để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
- Diệt lăng quăng/ bọ gậy bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước, thay nước, vệ sinh bên trong dụng cụ chứa nước.
- Lật úp các dụng cụ chứa nước khi chưa dung đến
- Khi ngủ phải mắc màn cả ban ngày, ban đêm.
- Mặc quần áo dài tay, có thể sử dụng thuốc xua muỗi bôi, thoa vào vùng da hở
- Nếu có dấu hiện bất thường về sức khỏe nên dến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời