Thủy Ấn, nghe thì rất lạ nhưng thực sự môn nghệ thuật này đã có từ rất lâu. Thủy ấn là phương pháp vẽ, thiết kế trên bề mặt nước, tạo vân màu. Các hoa văn tinh tế sẽ được tạo ra trên giấy khi màu mực nổi trên mặt nước. Để thực hiện một bức tranh Thủy ấn, sẽ phải thả màu trên mặt nước, di chuyển nhẹ nhàng các vệt màu để tạo các mô hình với độ lan tỏa như khói. Sau đó chuyển nhẹ nhàng lên bề mặt thấm hút và tạo ra một bức tranh hội tụ đủ những tầng ý nghĩa và màu sắc hài hòa.
Mặt nước để “vẽ” ở đây thực chất là một dung dịch lỏng có hòa trộn chất naphtha (là thành phần có trong dầu mỏ) hoặc các chất nhầy có nguồn gốc từ thực vật. Thứ “nước” đặc biệt này sẽ làm chất màu không hòa tan và nổi trên bề mặt nước, các nét vẽ không bị nhòe. Còn giấy để lưu lại bức tranh khi áp lên mặt nước có thể là giấy washi của Nhật Bản hoặc các loại giấy đã qua bước xử lý quét phèn phơi khô. Ngoài ra còn các dụng cụ khác (như bàn chải, lược cào…) để “cào” loang các giọt màu thành các họa tiết khác nhau. Đây là một hình thức thả màu loang tự do trên mặt nước để vân màu tạo ra ngẫu nhiên, sau đó nhúng vật cần nhuộm vào để màu bám chắc trên bề mặt. Yêu thích kỹ thuật in độc đáo này, cô giáo Ngọc Bích đã tổ chức hoạt động nhằm lan tỏa nét độc đáo, tạo trí tưởng tượng và phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
Cùng xem quá trình và tác phẩm của các bạn nhỏ lớp Mẫu giáo nhỡ B1 nhé các PH :