4.1 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ
- Thực phẩm bị ôi thiu, bảo quản không đúng cách.
- Trẻ ăn thực phẩm chưa chín, còn sống.
- Ăn uống ngoài đường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trẻ tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là vô tình tiếp xúc với phân của vật nuôi.
- Ăn hoa quả, rau xanh có thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chưa rửa sạch.
- Nguồn nước bị ô nhiễm
4.2 Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm - mẹ cần biết để nhận diện tình trạng của con
- Trẻ bị ngộ độc thường có biểu hiện rõ ràng là bị đau bụng, nôn mửa
- Ban đầu trẻ sốt nhẹ, rồi dẫn chuyển sang sốt cao.
- Cơ thể trẻ mất nước do sốt.
- Một số trường hợp còn bị tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài.
4.3 Cách phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa nóng
- Nên mua thực phẩm ở nơi uy tín, còn sống.
- Với các món ăn từ khoai mì, khi ăn cần chú ý ngăn tình trạng ngộ độc xyanua. Các mẹ nên lột vỏ khoai mai, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, khi luộc mở nắp nồi để xyanua bay hơi.
- Không nên cho bé ăn những củ đã mọc mầm, có vỏ chuyển sang màu xanh hoặc đã để quá lâu.
- Thức ăn khi đã chế biến không nên để lâu, không quá 4 tiếng đồng hồ, cần lưu ý đặc biệt khâu bảo quản, tránh chuột, bọ, gián, ruồi,…
- Rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn, đồng thời rửa tay để tập cho con thói quen vệ sinh tay sạch sẽ trước mỗi bữa ăn.
- Tất cả các thực phẩm phải được nấu chín kỹ, tránh tình trạng còn tái, sống, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Thịt cá chưa chế biến cần giữ trong bao kín, giữ ở đáy tủ lạnh hoặc ngăn đá. Các loại thực phẩm dễ ôi thiu nên giữ trong môi trường nhiệt độ dưới 5 độ C.
- Ăn chín uống sôi.
- Không để thức ăn chín lẫn thức ăn sống.