CẨM NANG DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON
Khoảng thời gian bé ở trường mầm non là khi bé tiêu hao nhiều năng lượng hơn hẳn so với hồi trẻ chưa đi lớp. Bởi ở trường bé được tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, vận động nhiều hơn về cả trí não và cơ thể. Vì thế mà dinh dưỡng cho bé mầm non vô cùng quan trọng.
Thực phẩm dinh dưỡng đa dạng cho trẻ mầm non
Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé mỗi ngày, mẹ cần bổ sung các nguồn thực phẩm giàu tinh bột, vitamin, chất xơ, khoáng, chết béo khác nhau.
Các sản phẩm như ngũ cốc, mì ống, gạo, khoai tây, khoai lang, khoai mỡ, chuối và bất cứ loại thực phẩm nào làm từ bột như bánh mì, bánh quy giòn, bánh nướng, bánh trứng nướng… là gợi ý tuyệt vời cho trẻ. Bởi đây là nguồn thực phẩm giàu protein, nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Nguồn dinh dưỡng không thể thiếu tiếp theo đó là vitamin, chất khoáng có trong nguồn thực phẩm rau của quá. Bé mầm non đã được tiếp xúc với rau củ quả rồi nhưng không phải trẻ nào cũng thích ăn rau, củ. Bởi vậy mà mẹ cần chế biến các món ăn sao cho tinh tế để trẻ yêu thích rau. Hãy cho trẻ ăn kèm trong mỗi bữa ăn để trẻ biết rằng rau luôn là một phần của bữa ăn bình thường. Cắt nhỏ trái cây cho trẻ cầm trên tay để ăn dễ dàng hơn và thường xuyên cho trẻ ăn trái cây như bữa phụ.
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé mầm non
Ngoài ra, để bé mầm non có sự phát triển toàn diện, mẹ cần cung cấp nguồn thực phẩm giàu chất sắt và protein. Mẹ cho trẻ ăn một hoặc hai bữa mỗi ngày, gồm thịt, cá, trứng, các loại hạt và đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen… Chọn xúc xích, thịt viên và bánh mì kẹp thịt có hàm lượng thịt nạc cao và hàm lượng muối thấp.
Thực phẩm dinh dưỡng nên chọn cho bé mầm non
Sữa tươi, pho mát và sữa chua
Các sản phẩm từ sữa cung cấp nhiều canxi cho xương và trí não phát triển. Bởi vậy mà mẹ nên cho bé mầm non uống sữa mỗi ngày. Pho mát và sữa chua là nguồn thực phẩm hữu ích cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đây cũng là thực phẩm khuyến khích sử dụng cho các bé mầm non.
Bổ sung nguồn dinh dưỡng cho trẻ ở tuổi mầm non từ sữa chua
Những thực phẩm cần hạn chế cho trẻ mầm non
Để đảm bảo sức khỏe cho bé mầm non, mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng một số nguồn thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm giàu chất béo và đường (gồm các loại thực phẩm như bơ, bơ thực vật, dầu, bánh ngọt, bánh quy và kem). Cho trẻ ăn với số lượng nhỏ để tránh bị thừa cân.
- Đồ ngọt, sô cô la và các loại thực phẩm có đường khác thỉnh thoảng có thể ăn, nhưng nếu ăn thường xuyên trẻ có thể bị hư răng.
- Dầu cá, các loại hạt, phụ gia và chất làm ngọt, các loại thực phẩm nhiều chất xơ.
- Cá lớn sống lâu năm, như cá mập, cá kiếm… có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao.
- Trà và cà phê làm giảm sự hấp thu sắt từ thực phẩm.
- Đồ uống có gas có thể làm hỏng răng của bé, cần hạn chế cho bé sử dụng thực phẩm này.
- Chỉ cho trẻ uống nước ép trái cây sau giờ ăn, vì axit trong nước trái cây có thể làm hỏng răng khi trẻ uống giữa bữa ăn hoặc uống nhiều lần trong ngày.
Điều quan trọng khi chăm sóc dinh dưỡng bé ở tuổi mầm non đó là tạo hứng thú cho bé trong bữa ăn. Bởi rất nhiều trẻ ở độ tuổi này có hiện tượng biếng ăn và mải chơi mà quên ăn. Bởi vậy, mẹ cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng thú vị và phù hợp với trẻ. Hi vọng với những bí quyết trên mẹ sẽ là người bạn đồng hành dinh dưỡng tuyệt vời của trẻ khi đến trường mẫu giáo.
5.
TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO BÉ NHỜ MEN VI SINH SỐNG
Hẳn các mẹ đã biết tác dụng quan trọng nhất của men vi sinh là hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón cho con. Tuy nhiên men vi sinh còn có rất nhiều tác dụng thần kì khác nữa đấy! Các mẹ tìm hiểu nhé!
1. Ức chế sự hoạt động của hại khuẩn
Men vi sinh sống Probiotics giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Theo nghiên cứu, trẻ dùng sữa chua chứa Probiotics có nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng hệ hô hấp thấp hơn 20% so với các bé không dùng.
Men vi sinh sống ức chế hoạt động của hại khuẩn
Con người được cấu tạo bởi 10.000 tỷ tế bào. Song, lượng vi khuẩn trong cơ thể gấp 10 lần con số đó, gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Sự cộng sinh lành mạnh của hệ vi khuẩn (85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn) có khả năng hạn chế sự nhân lên và cư trú của mầm bệnh, phát triển hệ miễn dịch của ruột non, từ đó chống lại nhiễm trùng và dị ứng miễn dịch.
Ngược lại, sự xâm lấn và hoạt động quá mức của vi khuẩn có hại là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, E.coli, clostridium… là những vi khuẩn thường gây bệnh cho trẻ nhỏ. Theo đó, để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm bệnh, con người cần duy trì hệ vi khuẩn cân bằng.
2. Không chỉ có lợi cho đường ruột, sử dụng men vi sinh mỗi ngày còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé.
Cũng theo nghiên cứu trên, Probiotics còn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ em. 47,5% các bé trong diện khảo sát giảm tình trạng táo bón khi được bổ sung men vi sinh sống mỗi ngày. Hầu hết trẻ em đều cảm thấy ăn ngon miệng hơn sau khi dùng sản phẩm này, từ đó giảm tỷ lệ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Chuyên gia Dinh dưỡng Cao Thị Thu Hương , đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, 2 yếu tố quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh là hệ tiêu hóa tốt và khả năng miễn dịch cao. Trong đó, tiêu hóa tốt giúp bé ăn được, hấp thụ được và có đủ dinh dưỡng nuôi cơ thể. Còn sức đề kháng sẽ giúp bé chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh. Probiotics có khả năng “làm tốt” hai nhiệm vụ đó, nhưng cơ thể không thể tự sản sinh. Theo đó, cha mẹ nên bổ sung men vi sinh này mỗi ngày cho con để con khỏe mạnh hơn.
Bổ sung men vi sinh cho con mỗi ngày để có hệ tiêu hóa tốt nhất
“Cha mẹ nên bổ sung đều đặn cho bé mỗi ngày một tỷ lợi khuẩn Probiotics để tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch, ổn định hệ vi sinh đường ruột và tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn. Nên cho trẻ sử dụng sau bữa ăn để bảo đảm sức khỏe của dạ dày và đường ruột”, bà khuyến cáo.
Hiểu giá trị của Probiotics đối với sức khỏe trẻ nhỏ nên nhiều sản phẩm dành cho bé hiện nay có chứa men vi sinh này. Song theo các chuyên gia, phụ huynh nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, chiết xuất từ sản phẩm tự nhiên như kim chi Hàn Quốc, ngoài thành phần Probiotics còn cần có cả Prebiotic (là thức ăn cho vi khuẩn sống Probiotics) và một số dưỡng chất khác như vitamin, canxi… để bé phát triển toàn diện. Cha mẹ có thể chọn thực phẩm chức năng men vi sinh có bổ sung Probiotics cho con ăn mỗi ngày. Loại thực phẩm chức năng này vừa tốt cho sức khỏe toàn diện của bé, vừa kích thích khẩu vị, giúp bé ăn ngon hơn.
5. Thực đơn dinh dưỡng
8 “TÍP” CHO MẸ CHUẨN BỊ THỰC ĐƠN CHO TRẺ 6 TUỔI
Giúp mẹ chuẩn bị thực đơn cho trẻ 6 tuổi
Thực đơn cho trẻ 6 tuổi khó chuẩn bị hơn nhiều so với thực đơn cho trẻ nhỏ tuổi hơn. Không chỉ vì ở độ tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao hơn mà còn vì ở độ tuổi này trẻ đã biết “kén” thức ăn và nếu không được quan tâm thì việc ăn uống của trẻ sẽ vô tình hình thành tính cách của trẻ.
Thực đơn cho trẻ 6 tuổi rất quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
Dưới đây là 8 tips đơn giản dành cho các mẹ :
- Chuẩn bị đa dạng các món ăn trong thực đơn hàng ngày của trẻ.
- Trẻ thích ăn cùng với gia đình và thích ăn những món bạn ăn. Vì vậy hãy ăn cùng với trẻ và làm mẫu cho trẻ những thói quen ăn uống tốt nhé.
- Hãy để khẩu vị của trẻ định hướng cho sự chuẩn bị món ăn của mẹ. Đừng ép trẻ ăn vì khẩu vị của trẻ có thể thay đổi mỗi ngày.
- Trẻ cần các bữa ăn vặt lành mạnh, đan xen giữa các bữa ăn chính
- Thay đổi mùi vị và món ăn đã từng bị từ chối có thể sẽ lại hấp dẫn trẻ. Hãy luôn thay đổi và làm mới món ăn cho trẻ.
- Trẻ từ 6 – 11 tuổi cần từ 1200 – 2200 đơn vị calo mỗi ngày, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động.
- Giúp tâm trạng của trẻ khi ăn vui vẻ và hào hướng hơn, đơn giản bằng cách cho trẻ cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng mẹ
- Các bài tập thể dục hoặc trò chơi vận động nên được khuyến khích mỗi ngày. Đây là cách giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
Các mẹ có thể tham khảo một mẫu thực đơn của các bà mẹ phương tây về cách họ chuẩn bị món ăn cho con yêu của mình.
1. Bữa sáng
- 1 cốc sữa ít béo
- 1 cốc ngũ cốc nguyên hạt
2. Bữa ăn vặt đầu tiên
- 6 bánh ngũ cốc
- 1 miếng pho-mát
3. Bữa trưa
- 1 bánh sandwich gà tây và bơ với bánh bột mỳ
- 1 – 2 lá rau diếp
- 1 quả táo
- 1 cốc sữa ít béo
- ½ cốc cà rốt thái khuôn chì
4. Bữa ăn vặt thứ hai
- 1 thì canh đậu phộng phết bơ
- 1 lát bánh mì nướng
- 1 quả chuối nhỏ
5. Bữa tối
- 60 g – 90 g gà nướng
- ½ chén đậu xanh
- ½ chén gạo lức
- 1 muỗng cà phê bơ thực vật
- 1 cốc sữa ít béo
- ½ cốc hoa quả dầm
6. Bữa ăn vặt cuối ngày